Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

Buồn

Tôi từng thấy Richard ngồi trầm ngâm một mình, dựa lưng trên chiếc ghế nệm xanh trong văn phòng... lúc ấy mọi người về hết cả, khoảng 7 giờ hơn sau 1 ngày làm việc... Đó là lúc anh sắp rời xa Electrolux Việt Nam, ...

Có nhiều lý do để người ta nghỉ việc. Có nhiều thứ phải nghĩ đến khi quyết định ra đi hay ở lại một công ty và gắn bó với nó... Câu chuyện dài của những người làm thuê chúng ta... Và, dù lý do là gì, thì... khoảnh khắc chia tay, dường như không khác chút nào. Chia tay hay là chia ly, buộc xa lìa những điều vốn đang dần trở nên thân thuộc, ... ngoảnh mặt đi, mọi thứ để lại phía sau, chẳng đọng lại gì nữa.....

Tôi lại một lần nữa ép mình đối diện với cuộc chia xa.....
Họ, dù là đồng nghiệp mà thôi, tôi ghét họ, hay yêu thương họ, có trời mà biết... Làm việc sao mà ko có lúc "tổn thương" lẫn nhau! Nhưng, tôi dường không ghét ai cả. Nhất là lúc này, khi chỉ còn vỏn vẹn 2 ngày nữa thôi, sẽ không còn nhìn thấy nhau nữa. Cảm xúc khó tả nghẹn ngào, lắm lúc chừng bật khóc và thét hỏi: tại sao mình lại quyết định ra đi? sao không ở lại? trong lúc tình cảm của mọi người đang vui vẻ, gắn bó là vậy? Nộp đơn mà chẳng bàn tính với ai, chỉ thông báo khi mọi sự đã gần như fixed... Tôi từng nghĩ mình ghét Vf vô cùng, nên chi là, đi là việc mừng, có gì phải bận lòng.... Không phải như vậy, thật sự không phải vậy, tấm lòng đứa con gái như vỡ tan và hôm nay nó chẳng làm gì nữa cả. Tôi đã làm gần như xong hết các việc đang còn tồn tại... giờ ngồi đây, cũng tựa ghế và ngẫm nghĩ, thấy lòng nặng trĩu, tâm tư lung lạc buồn nỗi buồn chẳng thể diễn tả... giống như là mọi thứ trong lòng bàn tay, bất chợt nghiêng đổ rơi cả ra ngoài... tự nhiên cảm thấu được điều Richard từng cảm nhận ...

Bỗng dưng muốn khóc... có 1 bài hát như thế... Tôi có thể khóc được?

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

Sales Kit

Sales kit hay còn gọi là bộ hồ sơ hỗ trợ bán hàng.
Nói một cách đơn giản thì khi bạn gặp một khách hàng để giới thiệu sản phẩm công ty (thường gọi là chào hàng hoặc show hàng) bạn cần phải có một bộ hồ sơ hỗ trợ bạn thuyết phục khách hàng trong quá trình bán hàng. Bên cạnh đó, khi kết thúc buổi gặp mặt thì sales kit sẽ trở thành một tài liệu cung cấp một cách đầy đủ thông tin về sản phẩm dịch vụ của bạn. Từ đó nâng cao cơ hội bán hàng của bạn và khuếch trương hình ảnh thương hiệu của bạn.

Một bộ sales kit thường bao gồm (tất nhiên là tùy từng ngành hàng sản phẩm/ dịch vụ):

1. Folder: một bìa hồ sơ để kẹp tất cả các tài liệu hỗ trợ bán hàng của bạn bao gồm cả danh thiếp của nhân viên sales đó.

2. Brochure: một dạng tài liệu tóm tắt các thông tin về công ty và sản phẩm/ dịch vụ của bạn đang cung cấp. Bạn sẽ đưa brochure ra cho khách hàng sau khi đã chào hỏi và thăm dò ý khách hàng.

3. Leaflet (booklet): Đây là một dạng tài liệu cung cấp thông tin thật chi tiết về một chủng loại sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Thường thì tài liệu này thường được tách ra thành từng tờ (cuốn) riêng cho từng sản phẩm/ dịch vụ cụ thể. Thử tưởng tượng công ty bạn cung cấp 20-30 sản phẩm /dịch vụ. Tuy nhiên khách hàng chỉ quan tâm 1-2 sản phẩm/ dịch vụ cụ thể. Nên nếu đóng thành cuốn giới thiệu chị tiết các sản phẩm/ dịch vụ thì sẽ không cần thiết cho khách hàng mà còn làm chi phí in ấn của bạn tăng vọt. Đối với sản phẩm/ dịch vụ của bạn có giá thành không bị dao động trong thời gian dài thì bạn cũng có thể cung cấp giá ngay trên leaflet (booklet) này. Tuy nhiên sản phẩm/dịch vụ của bạn thay đổi giá liên tục do thị trường hay chiến lược kinh doanh thì bạn nên có một bảng giá riêng.

4. Bảng giá: cung cấp danh sách giá cho tất cả sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Để giảm thiểu chi phí, tài liệu này bạn có thể in trắng đen cũng được, vì giá sẽ được cập nhật liên tục. Còn nếu bạn in màu được thì quá tốt.

5. Đơn đặt hàng (hợp đồng mẫu): Biết đâu bạn bán được ngay lần gặp đầu tiên thì sao, why not?

6. Các tài liệu quảng bá khác: thông tin chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới, chương trình chiết khấu, voucher,,,

7. Sản phẩm mẫu: thường áp dụng cho công ty kinh doanh sản phẩm và thường rơi vào tình huống bạn chủ động đến gặp khách hàng và biết được khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm nào để chuẩn bị mẫu.

8. Máy tính: biết đâu bạn trình bày cho khách hàng bằng máy tính cá nhân.

Cơ bản như vậy có lẽ tạm đủ, tuy nhiên sẽ tùy vào loại hình kinh doanh của công ty bạn mà sẽ có phát sinh thêm những tài liệu hỗ trợ bán hàng khác.

Một điều quan trọng nữa, bạn nên thiết kế bộ sales kit này như là một phần của hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn. Toàn bộ theme chủ đạo của Sales kit sẽ tuân thủ theo brand guideline của bạn để một khi khách hàng của bạn cầm bất cứ tài liệu nào trong bộ sales kit từ folder đến các leaflet,,, đều biết đó là sản phẩm của công ty bạn.

Bên cạnh chức năng hỗ trợ bán hàng, sales kit có thể là công cụ đắc lực cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu bạn đến với khách hàng mục tiêu. Mình tin chắc là bạn sẽ tự tin lên rất nhiều nếu bạn có trong tay một bộ sales chuyên nghiệp. Và việc thuyết phục khách hàng sẽ trở nên rất dễ dàng.

Để có một bộ Sales Kit ấn tượng và hiệu quả bạn có thể tham khảo gói dịch vụ thiết kế Sales Kit tại đây.(Theo Blog.timnhanh.com)

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009

NPP Bánh kẹo

Bibica và Kinh đô hiện nay đã có NPP và nhân viên bán hàng collect đơn hàng từ Outlet về cho NPP. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng về mặt kỹ thuật chưa bằng NPP của Unilever vd: Máy PDA, hệ thống quản lý thông tin...

NPP của 2 hãng này không hoàn toàn là độc quyền, vì có phân phối một số mặt hàng bánh kẹo của địa phương.

Kinh đô 70% thị phần về bánh. Bibica mạnh về kẹo. Phạm Nguyên mới mạnh lên 2 năm gần đây, do ekip của Kinh đô về và gầy dựng, sau này ekip này nghỉ, nên cũng tạm dừng lại 1 thời gian. Oishi bánh snack mạnh.

Draft food nhỏ, focus vào thị trường HCM và HN, đối tượng thu nhập cao.

Orion bánh cao cấp. Lotte nhập khẩu. Hải Hà của Hà Nội, ko mạnh bằng Hải Châu.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009

Các vấn đề với CPI

Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính dẫn đến hạn chế của CPI sau đây:

1. CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá.

2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.

3. Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.

Việc tính toán CPI ở Việt nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐỂ TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG:

Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:

1. Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.

2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm.

3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.

4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:

CPIt = 100 x (Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t)/(Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở)

Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.

Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát của một thời kỳ, người ta áp dụng công thức sau:

Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ T-1

Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau.

CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm.

CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng.

Ngoài CPI người ta cũng tính toán Chỉ số giá bán buôn­ là mức giá của giỏ hàng hóa do các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người tiêu dùng mua vào (giá bán lẻ).
Tổng đại lý thường là các doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết về vốn, nhân lực, kinh nghiệm, mạng lưới... để phân phối sản phẩm cho đối tác.
Hình thức tổng đại lý là hình thức khá phổ biến trong các hệ thống
thương mại Việt Nam và quốc tế.
Để được giao quyền, Tổng đại lý thường phải cam kết nhiều nghĩa vụ khác nhau, đặc biệt về
doanh thu, phát triển mạng lưới, tốc độ phát triển...

Có 2 hình thức Tổng đại lý phổ biến:
1. Tổng đại lý độc quyền: Được giao toàn quyền để phân phối một loại hàng hóa, dịch vụ trên một địa bàn nhất định.

2. Tổng đại lý không độc quyền: Được giao quyền để phân phối một loại hàng hóa, dịch vụ trên một địa bàn nhất định nhưng không độc quyền.

Điểm khác của tổng đại lý này so với các đại lý là họ được ưu đãi về nguồn hàng, hoa hồng, hỗ trợ nguồn lực... Tổng đại lý không độc quyền phải cạnh tranh với tổng đại lý khác trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, hình thức này có những bất lợi nhất định như việc có thể nảy sinh mâu thuẫn với các tổng đại lý ngang cấp.

Bên dưới Tổng đại lý có thể có một hệ thống nhiều đại lý các cấp nhằm phủ kín địa bàn cần phân phối hàng hóa, dịch vụ và tối ưu hóa lợi nhuận.

Qui trình đánh giá quảng cáo

1. Kiểm chứng với người tiêu dùng ở giai đoạn phát triển ý tưởng quảng cáo thông qua nghiên cứu định tính.

2. Kiểm chứng với người tiêu dùng sau khi phim quảng cáo hoàn tất thông qua nghiên cứu định lượng.

3. Đánh giá kết quả qua các chỉ số quan trọng:
- TOM - nhãn hiệu nhớ đầu tiên
- Brand awareness - nhận biết nhãn hiệu
- For someone like me - nhãn hiệu dành cho tôi
- Key messages - thông điệp chính
- Most often use - sử dụng thường xuyên

** Nhãn hiệu mới, sản phẩm mới thường đặt mục tiêu TÁC ĐỘNG TỨC THÌ từ quảng cáo (News ads)

*** Nhãn hiệu lâu đời thì tập trung nâng tầm YÊU THÍCH/ ĐẲNG CẤP (Thematic ad)